phong-kham-nam-hoc-ha-noi
Trang chủ » Bệnh lý phụ khoa » Xuất hiện khí hư nhiều và cảm thấy khó chịu có bình thường không?

Xuất hiện khí hư nhiều và cảm thấy khó chịu có bình thường không?

Phòng khám đa khoa Hà Nội - 52 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Cháu năm nay 17 tuổi, bắt đầu có kinh nguyệt từ năm lớp 9 và cháu có để ý thì thấy không đều có lần đến 3 -4 tháng mới có 1 lần và dạo gần đây cháu thấy xuất hiện khí hư hơi nhiều và cảm thấy khá khó chịu. Xin hỏi bác sĩ ở độ tuổi vậy có là điều bình thường không ạ?

rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Chào em,

Em nói có kinh nguyệt từ năm lớp 9, tính đến nay đã là được 2 năm rồi đúng không. Thực ra thì kinh nguyệt không đều ở tuổi 17 được coi là hiện tượng bình thường mà nhiều bạn gái gặp phải nên em cũng không nên quá lo lắng. Vì em vẫn đang trong giai đoạn dậy thì, các cơ quan trong bộ máy sinh sản như các tuyến nội tiết, buồng trứng mới hoạt động nên chưa ổn định. Do đó sự phóng noãn chưa đều đặn, chu kỳ kinh bình thường có thể ngắn hơn, dài hơn hoặc thay đổi thất thường chưa theo nguyên tắc.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia

Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục

Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức

Bên cạnh đó, ngoài cơ quan, chức năng cơ thể chưa có sự hoàn thiện, chu kỳ kinh nguyệt còn bị tác động bởi các yếu tố liên quan đến tâm sinh lý, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi không hợp lý hoặc các bệnh lý liên quan đến rối loạn chức năng sinh sản. Trong tình trạng này thì không nên quá lo lắng, em hãy giữ cho mình một tâm trạng thoải mái. Học cách giữ sức khỏe cho bản thân bằng chế độ ăn uống hợp lý, đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, cân bằng cuộc sống, giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách là được rồi. Hiện tại em bị ra nhiều khí hư, tình trạng ra khí hư nhiều có thể do sự rụng trứng hoặc gần đến ngày kinh. Nếu tình trạng ra khí hư mà không bị ngứa, rát khó chịu tại khu vực vùng kín hoặc không có mùi hôi tanh, màu vàng hay màu xanh thì em không phải lo lắng. Tuy nhiên nếu có các dấu hiệu như trên thì nghi ngờ đây là biểu hiện của các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, em cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm em nhé.

Chú ý theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, khi phát hiện các bất thường như: kinh nguyệt màu đen, vón cục, kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc quá ít, đau bụng kinh dữ dội, buồn nôn, nôn ói khi đến chu kỳ… hoặc chu kỳ kinh quá thưa thớt 1 năm chỉ có kinh vài 3 lần thì em hãy đến bệnh viện chuyên khoa phụ sản để thăm khám và kiểm tra về tình trạng sức khỏe sinh sản của mình như thế nào nhé.

Thân mến.

Tuổi dậy thì là lúc cơ thể bạn thay đổi và trở nên giống người lớn hơn. Việc thay đổi bắt đầu sớm nhất là 8 tuổi hoặc muộn nhất là 13 tuổi. Tuổi dậy thì bắt đầu khi não của bạn gửi tín hiệu đến một số bộ phận của cơ thể để bắt đầu phát triển và thay đổi. Những tín hiệu này được gọi là hormone. Hormone là hóa chất kiểm soát các chức năng cơ thể.

Bắt đầu ở tuổi dậy thì, mỗi tháng cơ thể bạn sẽ chuẩn bị cho một kỳ kinh nguyệt. Hormone báo hiệu cho buồng trứng để giải phóng trứng vào mỗi tháng. Sau đó, trứng sẽ di chuyển vào một trong các ống dẫn trứng. Đồng thời, niêm mạc tử cung bắt đầu phát triển và dày lên. Nếu trứng không được thụ tinh bởi tinh trùng từ đàn ông, thì việc mang thai sẽ không xảy ra. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, hoàng thể sẽ bị thoái hóa, nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, các tế bào nội mạc tử cung không được nuôi dưỡng nữa, chúng bị loại bỏ ra khỏi cơ thể cùng với máu kinh nguyệt. Đây được gọi là thời kỳ kinh nguyệt.

Khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, một số cô gái có thể bị chuột rút, đau ở bụng dưới và lưng. Một số khác có thể bị đau đầu, chóng mặt hoặc bị tiêu chảy.

Để giúp giảm bớt chuột rút, bạn có thể thử các cách sau:

– Uống ibuprofen hoặc naproxen natri (trừ trường hợp bạn bị dị ứng với aspirin hoặc bị hen suyễn nặng).

– Tập thể dục.

– Chườm khăn ấm lên bụng hoặc lưng dưới.

Bạn hãy đi khám bác sĩ hoặc nói với cha mẹ nếu gặp các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt sau:

– Bạn 15 tuổi và chưa có kinh nguyệt.

– Chu kỳ của bạn đều đặn mỗi tháng nhưng sau đó ngừng hoạt động.

– Chu kỳ của bạn đến sớm hơn hoặc muộn hơn.

– Chu kỳ của bạn cách nhau 90 ngày (ngay cả khi điều đó chỉ xảy ra một lần).

– Chu kỳ của bạn kéo dài hơn 7 ngày.

– Chu kỳ của bạn quá nặng đến nỗi bạn phải thay miếng lót hoặc băng vệ sinh thường xuyên (nhiều hơn một lần trong 1-2 giờ).

– Bạn bị chuột rút tới mức khiến bạn không thể thực hiện các hoạt động bình thường

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ưu thế trên các diện bệnh

BỆNH PHỤ KHOA

Đội ngũ bác sỹ nữ khám chữa bệnh, phòng khám kín đáo, riêng biệt, đảm bảo riêng tư

BỆNH NAM KHOA

Bác sỹ nam khám chữa bệnh kết hợp linh hoạt các phương pháp điều trị, mang lại hiệu quả cao.

BỆNH XÃ HỘI

Phòng khám cam kết, bảo mật thông tin cá nhân, điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp

KẾ HOẠCH HÓA

Phương pháp xâm lấn tối thiểu đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tư vấn chu đáo, tận tâm

THẨM MỸ VÙNG KÍN

Với các phương pháp vá màng trinh, thu nhỏ âm đạo...giúp chị em giữ lửa hạnh phúc.

Copy mã bên dưới để sử dụng. Sau khi copy, hệ thống sẽ chuyển bạn đến trang khuyến mãi dùng được mã này

Đóng [X]