Dạ chào bác sĩ! Em năm nay 15 tuổi ạ. Đôi lúc em có hay thủ dâm nên kinh nguyệt của em không được đều như trước. Thì cho em hỏi thủ dâm có gây tác hại gì không ạ? Em xin trân trọng cảm ơn!
Chào em,
Thủ dâm là hành động tự mình kích thích các điểm nhạy cảm trên cơ thể để đạt được khoái cảm và cực khoái. Thủ dâm có thể có ở cả hai giới nam và nữ. Tuy nhiên thủ dâm cũng chỉ là kích thích tình dục từ bên ngoài nên không gây ra các biểu hiện rối loạn chu kỳ kinh nguyệt cho em được. Cũng chưa có nhà nghiên cứu nào đưa ra bằng chứng là việc “tự sướng” có ảnh hưởng đến chu kì nguyệt san, do đó, không thể khẳng định được rằng thủ dâm sẽ làm rối loạn chu kỳ kinh của em được.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Có thể có nhiều lý do về hormone, về tâm lý, stress hay về sự tăng giảm cân khiến cho chu kì kinh nguyệt của em vô tình cũng bị ảnh hưởng theo. Bên cạnh đó, em vẫn đang trong giai đoạn dậy thì, các tuyến cơ quan sinh dục và nội tiết vẫn đang phát triển và trở nên hoàn thiện hơn, kinh nguyệt sẽ phải mất khoảng 2-3 năm mới có thể trở nên đều đặn được, do đó việc chu kỳ kinh không đều không độ tuổi của em cũng là chuyện hoàn toàn bình thường.
Nếu thủ dâm đúng cách và đảm bảo vệ sinh thì gần như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của em cả. Còn nếu em thủ dâm với tần suất quá dày, mạnh bạo hay vệ sinh không đúng cách trước, trong và sau quá trình thủ dâm, nó có thể khiến cơ quan sinh dục của em tổn thương, gây rách màng trinh hay gây ra những viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như là tâm sinh lỹ của em trong giai đoạn này. Do đó, trong quá trình thủ dâm, em cần đảm bảo vệ sinh tay, dụng cụ và vùng kín sạch sẽ, trong quá trình thủ dâm cũng không nên quá thô bạo để tránh tổn thương vùng kín là được.
Thân mến.
Tuổi dậy thì là lúc cơ thể bạn thay đổi và trở nên giống người lớn hơn. Việc thay đổi bắt đầu sớm nhất là 8 tuổi hoặc muộn nhất là 13 tuổi. Tuổi dậy thì bắt đầu khi não của bạn gửi tín hiệu đến một số bộ phận của cơ thể để bắt đầu phát triển và thay đổi. Những tín hiệu này được gọi là hormone. Hormone là hóa chất kiểm soát các chức năng cơ thể.
Bắt đầu ở tuổi dậy thì, mỗi tháng cơ thể bạn sẽ chuẩn bị cho một kỳ kinh nguyệt. Hormone báo hiệu cho buồng trứng để giải phóng trứng vào mỗi tháng. Sau đó, trứng sẽ di chuyển vào một trong các ống dẫn trứng. Đồng thời, niêm mạc tử cung bắt đầu phát triển và dày lên. Nếu trứng không được thụ tinh bởi tinh trùng từ đàn ông, thì việc mang thai sẽ không xảy ra. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, hoàng thể sẽ bị thoái hóa, nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, các tế bào nội mạc tử cung không được nuôi dưỡng nữa, chúng bị loại bỏ ra khỏi cơ thể cùng với máu kinh nguyệt. Đây được gọi là thời kỳ kinh nguyệt. Khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, một số cô gái có thể bị chuột rút, đau ở bụng dưới và lưng. Một số khác có thể bị đau đầu, chóng mặt hoặc bị tiêu chảy. Để giúp giảm bớt chuột rút, bạn có thể thử các cách sau: – Uống ibuprofen hoặc naproxen natri (trừ trường hợp bạn bị dị ứng với aspirin hoặc bị hen suyễn nặng). – Tập thể dục. – Chườm khăn ấm lên bụng hoặc lưng dưới. Bạn hãy đi khám bác sĩ hoặc nói với cha mẹ nếu gặp các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt sau: – Bạn 15 tuổi và chưa có kinh nguyệt. – Chu kỳ của bạn đều đặn mỗi tháng nhưng sau đó ngừng hoạt động. – Chu kỳ của bạn đến sớm hơn hoặc muộn hơn. – Chu kỳ của bạn cách nhau 90 ngày (ngay cả khi điều đó chỉ xảy ra một lần). – Chu kỳ của bạn kéo dài hơn 7 ngày. – Chu kỳ của bạn quá nặng đến nỗi bạn phải thay miếng lót hoặc băng vệ sinh thường xuyên (nhiều hơn một lần trong 1-2 giờ). – Bạn bị chuột rút tới mức khiến bạn không thể thực hiện các hoạt động bình thường |