phong-kham-nam-hoc-ha-noi
Trang chủ » Bệnh lý phụ khoa » Buồng trứng » Tìm hiểu về bệnh buồng trứng và Các bệnh lý thường gặp ở buồng trứng

Tìm hiểu về bệnh buồng trứng và Các bệnh lý thường gặp ở buồng trứng

Phòng khám đa khoa Hà Nội - 52 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Hỏi:

Chào bác sĩ!

Sắp tới cháu có ý định lấy chồng nhưng chu kỳ kinh từ lúc cháu dậy thì đến bây giờ vẫn không đều. Có khi gần năm cháu mới có kinh một lần, cân tăng nhanh dù cháu có chế độ ăn uống, sinh hoạt khá hợp lý.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia

Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục

Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức

Cháu có đọc tham khảo thông tin trên mạng thì những vấn đề này phần lớn có liên quan đến các bệnh buồng trứng. Bác sĩ có thể tư vấn thêm thông tin cho cháu về vấn đề này không ạ? Cháu rất lo lắng về khả năng có con của mình sau khi kết hôn.

(Lê Thị Thuỳ M – 24 tuổi – Hoà Bình)

Tìm hiểu về bệnh buồng trứng và Các bệnh lý thường gặp ở buồng trứng

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn M!

Trước tiên, rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những vướng mắc trong vấn đề sức khỏe sinh sản với chúng tôi. Đội ngũ bác sĩ tư vấn của Trung tâm sức khoẻ sinh sản 115 sẽ giúp bạn có lời giải đáp chính xác nhất cho vấn đề này.

Một số thông tin cơ bản về buồng trứng

Buồng trứng là bộ phận thuộc tuyến sinh dục nữ, vừa đảm nhiệm chức năng nội tiết trong cơ thể (sản xuất ra các hormone sinh dục nữ quyết định giới tính), vừa thực hiện chức năng ngoại tiết (rụng trứng theo chu kỳ – kinh nguyệt). 

Trên cơ thể người phụ nữ bình thường sẽ có hai buồng trứng: một nằm ở bên phải và một nằm ở bên trái. Buồng trứng có hình bầu dục, kích thước mỗi bên khoảng 4cm và nằm ở vị trí cân xứng của hai bên tử cung, được cố định tại chỗ bởi các lớp dây chằng gắn vào tử cung.

Khi phụ nữ đến độ tuổi dậy thì, buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng mỗi tháng – còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Vùng dưới đồi sẽ gửi tín hiệu đến tuyến yên để giải phóng các chất kích thích tố sinh dục, nhằm đảm bảo cho chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hàng tháng – biểu hiện dễ nhận thấy nhất cho khả năng sinh sản bình thường ở nữ giới.

Do đó, trong trường hợp của bạn, chu kỳ kinh đang gặp vấn đề bất thường cũng là một trong những biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến buồng trứng cần hết sức chú ý. Bởi điều này có tác động trực tiếp đến khả năng có con của bạn sau này.

Các bệnh thường gặp ở buồng trứng nữ giới

Các bệnh lý buồng trứng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới

1. Bệnh buồng trứng đa nang (PCOS)

Đây là một dạng rối loạn nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ, chủ yếu tập trung ở đối tượng bệnh nhân trong độ tuổi sinh sản. 

Ở những bệnh nhân bị đang nang buồng trứng, nồng độ hormone sinh dục nam ở mức rất cao và gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của buồng trứng. Đây chính là nguyên nhân gây hình thành nhiều nang nhỏ bên trong buồng trứng, khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.

Mức độ rối loạn của kỳ kinh nguyệt có thể 2 – 3 – 6 hoặc 1 năm/ lần, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của nữ giới.

Dấu hiệu của bệnh buồng trứng đa nang có thể xuất hiện từ rất sớm nhưng trong hầu hết các trường hợp, tình trạng bệnh này chỉ được phát hiện khi người bệnh gặp vấn đề về sinh sản.

* Bệnh lý này thường được nhận biết qua những biểu hiện như:

– Chu kỳ kinh nguyệt không đều, khoảng thời gian giữa các chu kỳ kinh bị kéo dài bất thường (3 tháng – 5 tháng – thậm chí 1 năm mới thấy kinh nguyệt xuất hiện lại. Đây cũng là dấu hiệu thường gặp nhất ở những bệnh nhân bị mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

– Lượng máu trong mỗi lần có kinh nguyệt thường nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân là do quá trình rụng trứng không diễn ra theo chu kỳ, theo đó mà lớp niêm mạc tử cung không bong tróc mà ngày càng dày lên theo thời gian. Bởi vậy, mỗi lần trứng trội rụng được thì lượng máu sẽ nhiều hơn.

– Lông, tóc ở mặt, bụng, ngực, bộ phận sinh dục, tay chân phát triển rất nhanh, tóc dễ gãy rụng, khố cứng,….Nguyên nhân đến từ nồng độ hormone sinh dục nam trong cơ thể nữ quá cao, ảnh hưởng đến các yếu tố liên quan đến đặc trưng giới tính.

– Người bị đa nang cũng thường dễ bị tăng cân nhanh, quá mức, rất khó để kiểm soát. Ở một số trường hợp, người bệnh lại rất gầy dù ăn uống bình thường.

– Da mặt nhờn, đổ nhiều dầu, nhiều mụn trứng cá ở mặt, lưng, ngực.

– Da sạm lại, sẫm màu hơn ở cổ, bẹn, dưới vú,…

– Hay bị đau nhức đầu, có cảm giác ong ong trong đầu.

– Tâm trạng, tính khí hay bị thay đổi thất thường, dễ thấy căng thẳng, lo âu, thậm chí trầm cảm.

– Cảm giác đau và khó chịu ở vùng chậu: xuất hiện những cơn đau âm ỉ từ mức độ nhẹ đến dữ dội (cảm giác như cơn đau bụng kinh), đồng thời cảm thấy khó chịu ở vùng bụng, vùng chậu và lưng dưới.

2. Bệnh suy buồng trứng

Suy buồng trứng sớm được hiểu là tình trạng hoạt động của buồng trứng về chức năng sinh sản và nội tiết bị suy giảm trước độ tuổi 40, dẫn đến mãn kinh sớm. Bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của khoảng 2% số ca vô sinhhiếm muộn hiện nay.

Bệnh suy buồng trứng thường được nhận diện qua một số biểu hiện như: hay bị bốc hoả, càng về đêm càng đổ nhiều mồ hôi, da khô sạm, âm đạo khô hạn, chu kỳ kinh nguyệt không đều, tâm trạng bất ổn, hay cáu gắt, lo lắng, trầm cảm, u uất, suy giảm nghiêm trọng nhu cầu tình dục,…

Các bệnh thường gặp ở buồng trứng nữ giới

3. Bệnh viêm buồng trứng

Viêm buồng trứng thường là hệ luỵ của biến chứng của các bệnh lý lây truyền quan quan hệ tình dục không an toàn, thường gặp nhất là chlamydia và bệnh lậu. Khi mắc bệnh, buồng trứng sẽ bị viêm đau, xuất hiện nhiều các u nang, kích thước buồng trứng tăng lên ở một hoặc cả hai bên bị viêm. Bệnh dễ gây tổn hại đến ống dẫn trứng khi khả năng sinh sản của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngoài ra, triệu chứng lâm sàng thường để nhận biết bệnh lý này gồm có: đau đớn vùng bụng dưới và vùng chậu, kinh nguyệt ra nhiều, đớn và chảy máu khi quan hệ tình dục, dịch âm đạo ra nhiều, mùi hôi, kèm theo rối loạn tiểu tiện, tiểu buốt,…

Ở những trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ thấy cơ thể có biểu hiện sốt cao, rét run, buồn nôn hoặc nôn, người rất mệt mỏi, khó chịu,…

4. Bệnh lạc nội mạc tử cung buồng trứng

Lạc nội mạc tử cung buồng trứng là tình trạng các tế bào bên trong lòng tử cung phát triển bất thường và bị vượt ra ngoài tử cung, tạo nên các nang lạc nội mạc trên buồng trứng. Bệnh gây ra tình trạng đau bụng dữ dội nhiều mỗi đến chu kỳ kinh. Ngoài ra, lạc nội mạc tử cung còn xuất hiện ở ống dẫn trứng / khoang phúc mạc. 

  • Bệnh lý này được nhận biết qua một số triệu chứng như: Chuột rút, đau bụng dữ dội trong chu kỳ.
  • Ra máu nhiều trong chu kỳ, có xuất hiện các cục máu đông.
  • Chảy máu không rõ nguyên nhân giữa chu kỳ.
  • Sưng và cảm thấy đau bụng dưới.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Vấn đề tiêu hóa như đau bụng, táo bón, tiêu chảy nghiêm trọng trong chu kỳ.

Lạc nội mạc tử cung buồng trứng không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng được xác định là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới. hiện nay, có đến 10 – 15% các ca khám chữa vô sinh có nguyên nhân từ bệnh lạc nội mạc tử cung.

5. Bệnh u nang buồng trứng

U nang buồng trứng thường có vỏ bọc ngoài, bên trong chứa chất dịch nhầy. Chúng phát triển từ các cấu trúc bình thường của buồng trứng hoặc những di tích phôi thai của buồng trứng

Khoảng 90% chị em bị u nang buồng trứng có thể tự khỏi sau 3 – 6 chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, sự tăng sinh nhanh chóng về kích thước hoặc một trong số chúng có thể biến đổi bất thường và trở thành các khối u ác tính (ung thư).

U nang buồng trứng thường không có biểu hiện rõ ràng, đa số được phát hiện được khi đi khám định kỳ hoặc do tình cờ phát hiện được qua những bệnh lý khác tại buồng trứng.

6. Bệnh ung thư buồng trứng

Đây là dạng khối u ác tính ở một hoặc cả hai buồng trứng. Các tế bào ung thư có thể xâm lấn và phá hủy các mô, cơ quan xung quanh và di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể.

Bệnh ung thư buồng trứng không có các triệu chứng hay dấu hiệu sớm. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng dưới, rối loạn tiêu hoá, tiểu nhiều, tiểu lắt nhắt, kém ăn, đầy bụng, tăng hoặc giảm cân không xác định được nguyên nhân, xuất huyết âm đạo bất thường, đau đớn khi quan hệ tình dục…

Bệnh ung thư buồng trứng nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sớm thì tiên lượng sống trên 5 năm (95%). 

Nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn 2 tỷ lệ sống trên 5 năm còn khoảng 70%, giai đoạn 3 khoảng 39%. Ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư đã di căn và cơ hội sống rất thấp.

Phụ nữ mắc phải các bệnh buồng trứng phải làm sao đây?

Phụ nữ mắc phải các bệnh buồng trứng phải làm sao đây?

Như trên vừa chia sẻ đến bạn đọc về các bệnh buồng trứng thường gặp phải ở nữ giới. Đây cũng là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng vô sinh – hiếm muộn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. 

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề liên quan đến buồng trứng, bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:

– Dừng quan hệ tình dục dưới mọi hình thức khi cơ thể có những biểu hiện bất thường: rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết vùng kín, đau đớn khi giao hợp, viêm nhiễm phụ khoa,…

– Luôn dùng bao cao su khi quan hệ nếu chưa có ý định mang thai. Điều này giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng hoặc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục: lậu, giang mai, HIV, sùi mào gà,…

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, mặc đồ lót chất liệu thoáng, thấm hút mồ hôi để giảm nguy cơ bị viêm phụ khoa.

– Khám sức khoẻ sinh sản định kỳ để phát hiện sớm các bệnh buồng trứng, bởi hầu hết các bệnh lý này không có triệu chứng cụ thể, đặc trưng.

– Không tự ý dùng các loại thuốc điều hoà kinh nguyệt, thuốc nội tiết,…để điều trị khi chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra biểu hiện bất thường đang gặp phải.

Hành động này tiềm ẩn rất nhiều biến chứng đáng tiếc đến sức khoẻ sinh sản, thậm chí tính mạng của chính bạn.

Với những chia sẻ vừa rồi, đội ngũ bác sĩ của Trung tâm tư vấn sức khoẻ 115 mong rằng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc liên qua đến các bệnh buồng trứng. Mọi hỗ trợ thông tin về vấn đề này, bạn đọc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 035 968 5252 hoặc chat bác sĩ ngay để được giải đáp nhanh chóng.

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ưu thế trên các diện bệnh

BỆNH PHỤ KHOA

Đội ngũ bác sỹ nữ khám chữa bệnh, phòng khám kín đáo, riêng biệt, đảm bảo riêng tư

BỆNH NAM KHOA

Bác sỹ nam khám chữa bệnh kết hợp linh hoạt các phương pháp điều trị, mang lại hiệu quả cao.

BỆNH XÃ HỘI

Phòng khám cam kết, bảo mật thông tin cá nhân, điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp

KẾ HOẠCH HÓA

Phương pháp xâm lấn tối thiểu đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tư vấn chu đáo, tận tâm

THẨM MỸ VÙNG KÍN

Với các phương pháp vá màng trinh, thu nhỏ âm đạo...giúp chị em giữ lửa hạnh phúc.

Copy mã bên dưới để sử dụng. Sau khi copy, hệ thống sẽ chuyển bạn đến trang khuyến mãi dùng được mã này

Đóng [X]