Em có một số triệu chứng nghi ngờ bị giang mai nên muốn đi kiểm tra nhưng không biết khi đi khám thì cần làm xét nghiệm gì, chi phí bao nhiêu? Mong được giúp đỡ. Em cảm ơn.
Bạn thân mến,
Giang mai là bệnh nguy hiểm khi bị nhiễm không có triệu chứng gây sự chú ý. Đó chỉ là triệu chứng một đốm hồng không đau, không loét, không lồi lên, không có triệu chứng gì.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Do đó, nếu bị loét sinh dục nhưng không cảm thấy đau đớn, cần phải cảnh giác và xét nghiệm giang mai càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời. Đặc biệt khi phát hiện loét, khó chịu ở bộ phận sinh dục, u không đau sau khi quan hệ tình dục không an toàn, cần kiểm tra trong thời gian sớm nhất.
Lúc này, bạn cần đến bệnh viện đa khoa uy tín hoặc trung tâm da liễu, trung tâm khám bệnh lây truyền qua đường tình dục để kiểm tra và điều trị triệt để.
Bác sĩ chẩn đoán giang mai dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng, chủ yếu tập trung vào các cơ quan sinh dục, miệng và hậu môn. Nếu phát hiện bệnh giang mai, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm bằng cách lấy đi một mẫu mô hoặc dịch từ vết lở để tìm vi khuẩn, bằng cách sử dụng một loại kính hiển vi đặc biệt gọi là kính hiển vi trường tối.
Khi có biểu hiện lâm sàng thì thường áp dụng hai phép thử là Test Rapid Plasma Reagin (RPR) và Treponema Pallidum Haemagglutination Asay (TPHA). Các phép thử này được thực hiện như sau:
– Đầu tiên là làm xét nghiệm giang mai bằng phản ứng sàng lọc RPR, nếu kết quả cho là âm tính (-) thì tức là người bệnh không bị mắc giang mai. Trường hợp cho kết quả dương tính (+) thì có khả năng là mọi người bị bệnh giang mai. Để chắc chắn, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm định lượng hoặc làm phản ứng khẳng định bằng TPHA. Bởi, không phải trường hợp nào xét nghiệm RPR cũng cho kết quả chính xác.
– Sau khi có kết quả nhiễm bệnh giang mai bằng RPR, các bác sĩ sẽ tiếp tục làm xét nghiệm khẳng định bằng TPHA. Nếu kết quả cho thấy là dương tính thì khả năng rất cao bạn đang bị mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không có bất kỳ hành vi quan hệ tình dục nào hoặc tình dục rất an toàn mà lại có kết quả TPHA (+) thì bạn nên làm thêm xét nghiệm Fluorescent Treponemal Antibody – Absorption (FTA-ABS) để sàng lọc, phân biệt bệnh giang mai với các nhiễm trùng khác.
RPR ngoài dùng để xét nghiệm giang mai thì RPR còn được dùng để theo dõi trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu lượng kháng thể giang mai gia tăng hoặc không giảm thì có nghĩa hỗ trợ điều trị không mang lại hiệu quả.
Chi phí xét nghiệm chẩn đoán giang mai còn tùy vào cơ sở y tế, RPR khoảng 50.000 đồng, TPHA định tính khoảng 100.000 đồng, TPHA định lượng khoảng 370.000 đồng.
Trân trọng!