Xoắn tinh hoàn là một trong những bệnh lý cần cấp cứu tháo xoắn gấp, nếu không những hệ lụy đáng tiếc như:
– Tinh hoàn bị sưng đau.
– Tinh hoàn bị hoại tử.
– Thậm chí phải cắt bỏ tinh hoàn là điều hoàn toàn có thể xảy ra với nam giới.
Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản, khả năng tình dục của chính mình qua những thông tin chia sẻ về bệnh tinh hoàn ngay dưới đây.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Chẩn đoán biểu hiện của bệnh xoắn tinh hoàn ở nam giới
Xoắn tinh hoàn bệnh lý do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn, gây đau và sưng, teo, thậm chí hoại tử tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra đột ngột không có lý do hoặc do chấn thương, thường gặp ở những trẻ có độ tuổi từ 14 – 22.
7 Biểu hiện của xoắn tinh hoàn thường được nhận biết như sau:
1. Đau đột ngột dữ dội ở bìu, đau lan dọc lên vùng bẹn, có thể đau lan lên vùng hạ vị, hố chậu cùng bên. Với trường hợp tinh hoàn ẩn ở ống bẹn thì đau tại vùng bẹn và lan lên hạ vị, hố chậu, thấy phồng ở vùng bẹn.
2. Có thể buồn nôn và nôn.
3. Khi mới bị xoắn thường bệnh nhân không sốt, không có tình trạng tiểu khó, tiểu rắt, rối loạn tiểu tiện..
4. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thấy sưng nề đỏ da vùng bìu.
5. Khám thấy tinh hoàn to hơn rõ rệt, nằm cao hơn do bị kéo về phía lỗ bẹn nông và nằm ngang. Cảm thấy đau đớn khi chạm vào bất cứ vị trí nào của tinh hoàn.
6. Mất phản xạ da bìu.
7. Siêu âm doppler tinh hoàn thấy hình ảnh giảm hoặc mất sự tưới máu của tinh hoàn.
* Nếu tinh hoàn bị xoắn trên 360 độ thì tinh hoàn bị thiếu máu nuôi dưỡng, trở nên phù nề và có thể bị hoại tử. Can thiệp xử lý trước 6 – 8 tiếng thì khả năng phục hồi tinh hoàn là 83%, tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 70% trước 10 tiếng và sau 10 tiếng còn 10%. Qua khoảng thời gian “vàng” này, sẽ gây ra tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến tinh hoàn kém phát triển, teo tinh hoàn, thậm chí phả cắt bỏ.
Tuy nhiên, xoắn tinh hoàn có triệu chứng lâm sàng tương đồng với các bệnh khác như: viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, xoắn phần phụ tinh hoàn, phần phụ mào tinh, thoát vị bẹn nghẹt, chấn thương bìu, bị cô trùng đốt tại bìu,…
Do đó, để nhận diện chính xác xoắn tinh hoàn và giảm thiểu hệ lụy đáng tiếc, nam giới cần chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tiến hành thăm khám, chẩn đoán và can thiệp điều trị đúng cách.
Phương pháp điều trị xoắn tinh hoàn tốt nhất hiện nay
Tùy theo mức độ xoắn và thời gian xoắn tinh hoàn, cũng như đối tượng gặp phải tình trạng này mà hướng điều trị sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp:
Tháo xoắn tinh hoàn: thường chỉ nên áp dụng với xoắn tinh hoàn ở người lớn.
Phẫu thuật cấp cứu: Phẫu thuật là nguyên tắc điều trị cơ bản trong xoắn tinh hoàn. Tuỳ tình trạng thiếu máu hay hoại tử tinh hoàn mà có thái độ xử trí phù hợp. Hầu hết trong các trường hợp bị xoắn tinh hoàn cần phẫu thuật ngay lập tức để tránh tổn thương vĩnh viễn hoặc phải cắt bỏ tinh hoàn.
– Tháo xoắn và cố định tinh hoàn vào vách bìu: Khi tinh hoàn còn khả năng phục hồi.
– Cắt tinh hoàn: Khi tinh hoàn không còn khả năng phục hồi.
– Dù có cắt tinh hoàn hay không cắt đều phải khâu cố định tinh hoàn bên đối diện.
Nếu một bên tinh hoàn còn lại của nam giới không bị tổn thương thì khả năng sinh sản và sinh dục của nam giới vẫn được duy trì.
Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên, cần được chẩn đoán sớm và phẫu thuật ngay để tránh phải cắt bỏ tinh hoàn do hoại tử. Không nên tự chẩn đoán tại nhà, khi xuất hiện cơn đau đột ngột, dữ dội tại tinh hoàn, nam giới cần chủ động đễn các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và xử lý đúng cách.
Thông tin về bệnh lý xoắn tinh hoàn được cung cấp bởi các bác sĩ tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 024 3573 8888 – 0335 551 280 hoặc chat trực tuyến ngay để được tư vấn cụ thể.