Vô sinh, hiếm muộn ngày càng tăng, vì sao?
Khi hai vợ chồng sống chung mong muốn có con, không sử dụng biện pháp tránh thai nào nhưng sau một năm vẫn không có thai được gọi là vô sinh hiếm muộn.
Có khoảng 10% các cặp vợ chồng trong tuổi sinh sản có vấn đề về hiếm muộn. Theo BS Hồ Mạnh Tường – Tổng thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TPHCM, nhu cầu khám và điều trị hiếm muộn, vô sinh có xu hướng tăng trong những năm gần đây xuất phát từ các yếu tố: phụ nữ muốn có con khi đã ở độ tuổi khá trễ (sau 30 tuổi), lúc này khả năng sinh sản tự nhiên có xu hướng suy giảm; môi trường sống ô nhiễm, công việc căng thẳng có thể góp phần làm giảm khả năng có thai; các bệnh lý y khoa ở phụ nữ có thể gây hiếm muộn cũng gia tăng: nhiễm trùng phụ khoa, rối loạn hoạt động buồng trứng, lạc nội mạc tử cung…
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn
Nguyên nhân gây vô sinh đến từ 2 phía. Đối với nam, một số nguyên nhân thường gặp như không có tinh trùng, tinh trùng quá ít, tinh trùng di động yếu và tinh trùng dị dạng. Ngoài ra, còn có một số trường hợp khác như xuất tinh ngược dòng (tinh trùng không được phóng ra ngoài mà chảy ngược vào bàng quang, ra ngoài theo đường nước tiểu).
Nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do một số bệnh lúc bé như bệnh quai bị, sau khi dậy thì sẽ gây viêm tinh hoàn và giảm số lượng tinh trùng, bệnh lao và hoa liễu làm viêm tắc ống dẫn tinh… Sử dụng các chất kích thích như café, thuốc lá cũng giảm số lượng tinh trùng.
Đối với nữ, khả năng sinh sản thuộc vào bộ phận sinh dục nữ, bao gồm âm hộ, âm đạo, tử cung, cổ tử cung, vòi tử cung, buồng trứng… Tất cả những bộ phận này có gì bất thường đều gây khó sinh con. Ví dụ như dị dạng đường âm đạo, tử cung, bất thường về vòi tử cung, buồng trứng…sẽ gây khó sinh con.
Ngoài những nguyên nhân này ra còn có những nguyên nhân thứ phát do nạo phá thai hay đồ ăn, thức uống có vấn đề. Trong đó, những người có quan hệ tình dục sớm, không biết giữ vệ sinh, nạo phá thai đều có nguy cơ vô sinh cao.
Với người phá thai nhiều lần, nếu không giữ vệ sinh, không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ sau nạo phá thai sẽ gây tác động ngược dòng, viêm niêm mạc tử cung (có thai nhưng không làm tổ được). Nếu nhiễm trùng sâu dễ gây tắc vòi trứng (ngăn cản tinh trùng và trứng gặp nhau).
Phá thai cũng dễ gây buồng trứng đa nang và suy sớm buồng trứng sẽ gây giảm noãn trưởng thành. Một số trường hợp bị rong kinh kéo dài phải cắt bỏ tử cung.