Tinh hoàn có nhiệm vụ sản xuất ra tinh trùng để phục vụ quá trình sinh sản, cho nên khi có bất cứ một yếu tố nào tác động xấu đến tinh hoàn cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng nói riêng và sức khỏe sinh sản ở nam giới nói chung. Trong đó, tỷ lệ nam giới mắc chứng bệnh sa tinh hoàn ngày càng gia tăng, điều đó đã có những tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, hạnh phúc hôn nhân của mỗi người. Vậy nên, để sớm nhận biết và điều trị bệnh kịp thời, những thông tin tổng quan về bệnh sa tinh hoàn được cung cấp dưới đây sẽ rất hữu ích dành cho phái mạnh.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SA TINH HOÀN Ở NAM GIỚI
Bệnh sa tinh hoàn thuộc một trong các biểu hiện bất thường hay gặp ở tinh hoàn. Tình trạng này được hiểu là lớp bìu giãn xuống kéo dài mà không thể tự động co lại. Sa tinh hoàn có thể gặp ở nam giới mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Thông thường, tinh hoàn của nam giới có kích thước chiều dài là 4,5cm, rộng khoảng 2,5cm và được bao bọc bởi lớp da bìu. Ở trạng thái bình thường, tinh hoàn có chiều dài ngắn hơn hoặc tương đương với chiều dài dương vật khi không cương cứng. Tuy nhiên, khi bị sa tinh hoàn thì tùy vào trạng thái sinh lý, điều kiện môi trường bên ngoài mà tinh hoàn có thể chảy xệ ở một mức độ nhất định.
Nam giới có thể sớm nhận biết được căn bệnh này thông qua các triệu chứng bệnh sa tinh hoàn như sau:
– Bìu bị giãn xuống: Bìu giãn xuống trong một thời gian dài mà không có hiện tượng co lại. Đặc biệt, bìu không thể co ngay cả khi phải chịu tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
– Bìu lỏng lẻo: Da bìu sẽ săn nếu được co lại. Nếu bìu có hiện tượng lỏng lẻo thì đó là biểu hiện của sa tinh hoàn.
7 NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY BỆNH SA TINH HOÀN
Bác sĩ chuyên khoa Ngoại cấp I – Nguyễn Đình Quý hiện đang công tác tại Phòng khám Nam học Hà Nội cho biết, thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh sa tinh hoàn, trong đó phải kể đến 7 các yếu tố chính bao gồm:
1. Da bìu tinh hoàn quá rộng: Là hiện tượng da bìu có kích thước thước quá rộng so với kích thước túi tinh nên không thể bao bọc tinh hoàn vừa khít. Từ đó, khiến cho tinh hoàn bị chảy xệ và sa xuống.
2. Kích thước tinh hoàn: Kích thước tinh hoàn quá lớn cũng khiến cho vùng da bìu chảy xệ và khiến cho tinh hoàn bị sa xuống.
3. Viêm tinh hoàn: Nam giới bị khi vi khuẩn, virus, tạp trùng… tấn công gây viêm nhiễm một hoặc hai bên tinh hoàn, sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như: sưng, tấy đỏ, đau nhức tinh hoàn, da vùng bìu chảy xệ, nổi hạch ở bẹn, các cơn đau có thể lây lan ra xung quanh vùng xương chậu…
4. Màng tinh hoàn bị tổn thương: Màng tinh hoàn bị tổn thương khiến cho các chất dịch, máu hoặc mủ bị ứ đọng giữa hai bên tinh hoàn và dẫn tới sa tinh hoàn.
5. Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Là hiện tượng các tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn giãn ra bất thường khiến tinh hoàn bị chảy xệ xuống. Nặng hơn có thể gây ra cảm giác căng tức bìu, đau đớn khi vận động và khi quan hệ.
6. Xoắn tinh hoàn: Là hiện tượng cuống tinh hoàn bị xoắn lại làm cho máu không được lưu thống dẫn đến tình trạng tinh hoàn ứ đọng máu bên trong, có thể khiến tinh hoàn to nhỏ bất thường gây chảy xệ bìu.
7. Ung thư tinh hoàn: Là căn bệnh nguy hiểm, các khối u phát triển lớn lên khiến tinh hoàn sờ nắn thấy đau, bìu chảy xệ do tinh hoàn to lên bất thường…
Như vậy, sa tinh hoàn không chỉ khiến nam giới cảm thấy khó chịu, hay khó khăn trong việc di chuyển, ảnh hưởng lớn đời sống sinh hoạt hàng ngày, mà tình trạng bệnh do yếu tố bệnh lý trên gây ra, nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và vận chuyển tinh trùng, nguy cơ gây vô sinh – hiếm muộn, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu mắc ung thư tinh hoàn.
CÁCH ĐIỀU TRỊ SA TINH HOÀN TỐT NHẤT HIỆN NAY?
Sa tinh hoàn do bệnh lý thường đi kèm với tình trạng sưng đau ở tinh hoàn, gây khó khăn cho người bệnh trong việc đi lại hàng ngày… nên nam giới cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để bác sỹ kiểm tra và kịp thời khắc phục.
Tại Phòng khám Nam học Hà Nội, các bác sỹ cho biết, quá trình điều trị bệnh sa tinh hoàn sẽ được tiến hành theo đúng quy trình, trước tiên người bệnh sẽ được thăm khám, chỉ định các xét nghiệm liên quan, dựa vào đó bác sỹ sẽ đưa ra chẩn đoán và tư vấn các giải pháp điều trị an toàn nhất.
1. Nếu bệnh sa tinh hoàn do viêm nhiễm gây ra: Các bác sĩ tư vấn điều trị bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp. Tây có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt nhanh các tác nhân gây bệnh. Đông y lại có tác dụng bồi bổ khí huyết, tráng dương, sinh tinh, giúp tinh hoàn sớm trở về trạng thái ban đầu và hạn chế tình trạng tái phát.
2. Nếu bệnh sa tinh hoàn do bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, xoắn tinh hoàn: Các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng, mức độ giãn tĩnh mạch thừng tinh. Nếu bị giãn nặng cần phải thực hiện phẫu thuật, mục đích của phẫu thuật là nối lại tĩnh mạch thừng tinh bị giãn, đồng thời giúp máu lưu thông tới tinh hoàn như bình thường.
3. Nếu tinh hoàn chảy xệ do bị ung thư: Người bệnh sẽ được xem xét để xạ trị hoặc điều trị ngoại khoa theo chỉ định của bác sỹ.
– Trong quá trình chữa trị bệnh xệ tinh hoàn, nam giới cần chú ý tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, sử dụng đúng thuốc, theo đúng liều lượng quy định, không tự ý ngưng thuốc để tránh tác dụng phụ nguy hiểm. Đồng thời, bạn cũng cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tránh làm việc nặng, tránh ngồi hoặc đứng lâu, kiêng quan hệ tình dục… để bệnh hồi phục tốt.
Hy vọng những thông tin tổng quan về bệnh sa tinh hoàn, đã giúp nam giới có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe cũng như khả năng sinh sản. Để được tư vấn cụ thể hơn, vui lòng chat trực tuyến hoặc gọi ngay cho chúng tôi theo Hotline: 035 968 5252 để được các bác sỹ giải đáp và hỗ trợ đặt lịch thăm khám sớm nhất.