Bạn đọc hỏi:
Chào bác sĩ!
Tôi bị tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày, thậm chí hay bị són tiểu nếu cố nhịn. Sau khi sinh xong thì còn bị nặng hơn. Có thời điểm cứ 30 – 40 phút lại buồn tiểu, đêm hầu như rất khó ngủ, trằn trọc vì phải dậy đi vệ sinh.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Bác sĩ cho tôi hỏi: tiểu nhiều nguyên nhân do đâu? Có cách nào điều trị khỏi được không ạ? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
(Trịnh Thị T – 36 tuổi, Bắc Ninh)
Bác sĩ trả lời:
Chào bạn T!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những vấn đề đang gặp phải với đội ngũ bác sĩ tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Đối với lo lắng của bạn về tình trạng tiểu nhiều, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin như sau:
Điểm mặt những thủ phạm gây ra bệnh tiểu nhiều lần trong ngày
Tiểu nhiều lần trong ngày không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, mà đó có thể là triệu chứng sớm, cảnh báo nhiều diện bệnh lý nguy hiểm ở cả nam và nữ giới.
Bệnh không loại trừ bất cứ ai, do đó trang bị cho bản thân kiến thức về tình trạng này, cũng như phương pháp chữa bệnh tiểu nhiều lần trong ngày cách cách hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân.
Vậy, như thế nào được coi là tiểu nhiều?
– Đi tiểu trên 8 lần/ ngày, đêm phải thức dậy hơn 1 lần để đi tiểu, tổng lượng nước tiểu đi vượt qua 2,5 lít/ ngày.
– Lượng nước tiểu mỗi lần đi ít (dưới 250 ml).
– Tiểu ngắt quãng, có cảm giác muốn đi tiểu trng khi trước đó mới đi, dòng nước tiểu yếu, ngưng đột ngột.
– Tiểu gấp, tiểu khó, đi tiểu không tự chủ, dòng nước tiểu bị rò rỉ.
– Có cảm giác đau hoặc nóng rát mỗi lần đi tiểu, thậm chí tiểu ra máu. Cơn đau gia tăng khi tiểu gần hết, đau lan sang vùng mu, thắt lưng,….
Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu nhiều
Biểu hiện tiểu nhiều lần trong ngày rất ít khi xuất hiện đơn lẻ mà thường sẽ là khởi đầu của nhiều triệu chứng khác, tùy thuộc theo nguồn gốc gây bệnh mà có triệu chứng lâm sàng khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
1. Xuất phát từ những thói quen sinh hoạt thường ngày:
– Uống nhiều nước, uống liên tục, nhất là những loại đồ uống có cồn, chất kích thích, café,…
– Lạm dụng các loại thuốc lợi tiểu hoặc ăn các loại đồ ăn có tính lợi tiểu như rau cải, nước râu ngô, lạc tiên,…
– Thường xuyên có cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, lịch sinh hoạt thất thường.
2. Tuổi tác: Chức năng của thận ở những người lớn tuổi bị suy giảm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu nhiều.
3. Do vấn đề bệnh lý:
– Viêm đường tiết niệu: Đây là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu thường gặp ở cả nam và nữ giới, nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn gây nên. Có tới 90% trường hợp gây bệnh là do vi khuẩn E.coli gây ra, do vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ, khiến viêm nhiễm ngược dòng từ bộ phận sinh dục ngoài rồi lan lên thận, sau đó gây viêm niệu đạo, viêm bàng quang và nhiều bộ phận khác.
Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết viêm đường tiết niệu thông qua các dấu hiệu cơ bản như:
- Khi đi tiểu có cảm giác đau buốt như kim châm giữa các lần đi vệ sinh, nước tiểu đục, có thể lẫn máu hoặc không.
- Tiểu nhiều, tiểu rắt, lượng nước tiểu ít. Đặc biệt là tiểu nhiều vào ban đêm.
- Cảm giác đau vùng bụng dưới, căng tức bàng quang, đau thắt lưng hoặc đau bên mạn sườn.
- Nếu tình trạng viêm nhiễm nặng có thể liên quan đến thận gây ra các triệu chứng như đau lưng, sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn.
Khi những dấu hiệu viêm đường tiết niệu như trên được hình thành mà không được can thiệp kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại gây tổn thương thận và làm giảm vĩnh viễn chức năng thận. Ở những người bị bệnh về thận, điều này có thể làm tăng nguy cơ suy thận.
– Sỏi thận hoặc dị vật trong đường tiết niệu kích thích ống dẫn nước tiểu khiến tiểu đêm nhiều, kéo dài. Ở mức độ nặng hơn, sẽ kèm theo tiểu nhiều, tiểu buốt, căng tức ở bàng quang ngay cả khi vừa tiểu xong trước đó.
– Suy thận khiến quá trình lọc nước tiểu diễn ra nhanh hơn, làm tăng số lần đi tiểu trong ngày. Người bệnh cũng sẽ thấy cơ thể suy nhược, da xanh xao, kém ăn, người uể oải, mệt mỏi, khó tập trung,…
– Bệnh sa tử cung ở nữ giới: Sa tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp ở những phụ nữ sau sinh, đặc biệt là trong độ tuổi sinh sản 25 – 40, sinh con thông qua đường âm đạo, thai nhi lớn hoặc mất nhiều thời gian chuyển dạ trước khi sinh,… khiến các cơ tại khung xương chậu bị suy yếu gây ra tình trạng tử cung bị sa xuống.
Bệnh sa tiến triển qua 3 giai đoạn với những biểu hiện như sau:
- Cấp độ 1: Bệnh nhân thường có dấu hiệu nặng bụng vào trước kỳ kinh, đau bụng dưới, đau lưng. Cảm giác đau mỏi rõ hơn khi đứng lâu hoặc lao động nặng, gặp tình trạng tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít, muốn đi tiểu ngay khi vừa tiểu xong,…
- Cấp độ 2: Đi đại tiện khó khăn, cảm giác đau đớn; khí hư có màu trắng loãng hoặc có nhầy; âm đạo có máu chảy bất thường,…Chị em sẽ có cảm giác phần tử cung xa xuống ở âm đạo.
- Cấp độ 3: Tử cung bị phù nề, viêm tấy, sưng loét, mưng mủ, tiết dịch mủ màu vàng. Cơ thể có biểu hiện sốt cao, táo bón,…
Tuy nhiên bạn cần lưu ý, những biểu hiện này thường khiến người bệnh dễ nhầm lẫn sang u nang buồng trứng hay nhân xơ tử cung. Chị em cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
– Hội chứng bàng quang kích thích khiến bộ phận bị co thắt dẫn đến tiểu nhiều, tiểu gấp, có phản xạ tống ngước tiểu dù bàng quang không thực sự đầy.
– Tiểu đường type 1 và 2 thường được nhận biết sớm qua tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày, hoặc khi bệnh nhân bị tiểu đường bị biến chứng khiến hệ thần kinh không thể kiểm soát bàng quan, dần tới tiểu không tự chủ.
Tình trạng tiểu nhiều nguy hiểm đến mức nào?
Tiểu nhiều lần trong ngày là triệu chứng biểu hiện của rất nhiều bệnh lý và trong hầu hết không thể tự khỏi nếu không được can thiệp điều trị sớm. Để bệnh tình tiến triển tự nhiên, chị em có thể phải đối mặt với một số biến chứng đáng tiếc như:
– Tiểu nhiều lần gây ảnh hưởng rất lớn về tâm lý, cũng như gây phiền toái trong sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
– Vi khuẩn sẽ lây lan ngược dòng lên niệu quản và gây viêm bể thận cấp khiến thận suy hoặc bị hoại tử núm thận, ứ mủ thận, nhiễm khuẩn huyết, tăng huyết áp… khả năng tử vong cao.
– Áp xe quanh thận: ổ mủ được hình thành do nhiễm trùng ở xung quanh một hay hai thận, khiến cho chức năng của thận bị suy giảm dần.
– Nhiễm trùng huyết: đây là biến chứng hết sức nguy hiểm của bệnh có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.
– Suy thận cấp: Có thể gây tăng huyết áp và phù phổi, nhồi máu cơ tim, tắc mạch phổi, viêm tĩnh mạch, gây tai biến mạch máu não.
– Sa tử cung ở giai đoạn nặng khiến thai nhi bị mất dần đi không gian phát triển, thai nhi dễ bị trôi ra theo khối tử cung,…làm gia tăng nguy cơ sảy thai, thai chế lưu, sinh non hoặc chậm phát triển, có dị tật bẩm sinh…
Nếu bạn đang bị tiểu nhiều lần – Đây chính là giải pháp!
Bệnh tiểu nhiều lần trong ngày xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân và bạn nên ghé thăm các cơ sở y tế chuyên về Thận – Tiết Niệu và phụ khoa để được thăm khám và điều trị theo đúng nguyên nhân gây bệnh.
Tốt nhất không nên tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian hoặc mua thuốc Tây y về điều trị triệu chứng. Điều này khiến bệnh tình bị kéo dài thêm trầm trọng. Mọi can thiệp chữa trị tại nhà nên có ý kiến tham khảo từ các bác sĩ chuyên khoa để ngăn chặn nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
– Phương pháp nội khoa (dùng thuốc) được chỉ định trong các trường hợp bị tiểu nhiều lần trong ngày do viêm nhiễm, rối loạn chuyển hóa,…các thuốc Tây y chuyên khoa sẽ giúp ức chế, tiểu diệt mầm bệnh, giảm co thắt bàng quang, tăng sức cơ vùng chậu, nâng đỡ bàng quang,….
Từ đó, giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng tiểu nhiều, tiểu không tự chủ, rò rỉ nước tiểu.
– Phương pháp ngoại khoa sẽ được can thiệp nếu bị tiểu nhiều xuất phát từ sỏi thận, u xơ tử cung, sa tử cung ở mức độ nặng.
– Bên cạnh tuân thủ liệu trình điều trị tư các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Hạn chế đến mức tối đa sử dụng các thức ăn có tính kích thích bàng quang hoặc có tác dụng như thuốc lợi tiểu, đồ uống có cồn, ga, gia vị cay nóng,…. Thay vào đó là tăng cường chất xơ từ rau củ quả tươi, sữa chua,… trong thực đơn hàng ngày.
- Uống đủ nước một ngày, uống giảm dần về tối không những giúp thận đào thải độc tố tốt hơn, mà còn hạn chế được việc tiểu đêm.
- Quan hệ tình dục an toàn, luôn sử dụng bao cao su trong các lần quan hệ nếu bạn chưa có ý định mang thai. Tuyệt đối tránh quan hệ trong những ngày trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là phụ nữ sau sinh hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt,…giúp giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm Phụ khoa.
- Khám phụ khoa và sức khoẻ tổng quát 6 tháng – 1 năm/ lần để phát hiện các vấn đề bất thường.
Với những chia sẻ vừa rồi, các bác sĩ tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi mong rằng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về hiện tượng tiểu nhiều trong ngày, cách điều trị cũng như cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.
Mọi thắc mắc về vấn đề này, mời bạn đọc chat trực tuyến hoặc gọi theo số Hotline: 035 968 5252 để được tư vấn nhanh chóng, kịp thời.