Hỏi: Bác sĩ ơi, thời gian gần đây cháu thấy mình bị tiểu rắt kèm theo triệu chứng đau buốt ở bộ phận sinh dục và bụng dưới mỗi lần đi tiểu. Cháu đang rất lo lắng không biết có phải mình đã bị viêm nhiễm hay mắc bệnh lậu không? Cháu đã theo dõi tình trạng này gần 1 tháng nay và có thay đổi thói quen sinh hoạt nhưng k đỡ đi. Cháu chưa có thời gian đi thăm khám, cứ thỉnh thoảng mới bị nên cháu cũng quên mất. Bác sĩ giúp cháu cung cấp thông tin để cháu hiểu rõ hơn về hiện tượng tiểu rắt này với ạ. Cháu cảm ơn nhiều.
Nguyễn Thị Hải V. (Đông Anh – Hà Nội)
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Đáp: Tiểu rắt triệu chứng báo bệnh không thể bỏ qua
Chào bạn V, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Chúng tôi thấu hiểu nỗi lo của bạn cũng như nhiều người về vấn đề tiểu buốt, tiểu rắt. Đây rất có thể là dấu hiệu bệnh lý liên quan tới đường tiết niệu hoặc cơ quan sinh dục mà bạn cần hết sức chú ý. Để cung cấp những thông tin liên quan tới nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý an toàn nhất, bạn hãy cùng các bác sĩ chuyên khoa theo dõi những thông tin dưới đây.
Triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt thường gặp
Tiểu buốt là tình trạng người bệnh khi đi tiểu bị đau, buốt và rát từ khi bắt đầu đi tiểu cho tới khi kết thúc. Ngoài ra tình trạng này còn do bệnh lý nền sỏi tiết niệu nên khi đi giải mới dẫn đến hiện tượng đau buốt thậm chí còn đau buốt tận lỗ sáo.
Tiểu rắt là trạng thái bất thường của người bệnh khi thường xuyên và liên tục đi tiểu và mỗi lần đi tiểu sẽ chỉ được một ít nước tiểu. Có khi còn không thể kiểm soát được việc đi tiểu khiến cho bản thân thường hay bị tiểu són. Cơ thể bứt rứt khó chịu không yên ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày.
Như vậy, có thể thấy bạn V đã mắc phải chứng tiểu rắt, tiểu buốt lâu ngày mà không khỏi. Theo các chuyên gia, khi có biểu hiện tiểu buốt tiểu rắt đây chính là là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó trong cơ thể bạn, như bị sỏi, viêm thận, viêm tiết niệu hay nặng hơn có thể là suy thận.
Tiểu rắt là mắc bệnh gì?
Trên thực tế, phần lớn người bị tiểu buốt, rắt khi đi thăm khám đều được xác định là do bệnh lý ở đường tiết niệu, sinh dục.
1. Viêm niệu đạo
Niệu đạo là một ống dài, nối bàng quang với lỗ tiểu. Mục đích là dẫn nước tiểu ra ngoài. Khi niệu đạo bị viêm nhiễm và tổn thương, người bệnh sẽ gặp triệu chứng: Đái buốt, đái rắt, có dịch từ niệu đạo, mẩn đỏ xung quanh phần đầu niệu đạo…
2. Viêm bàng quang
Là tình trạng nhiễm khuẩn ở bàng quang do vi khuẩn, virus gây ra. Căn bệnh này do tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo không được điều trị triệt để dẫn tới lây nhiễm mầm bệnh lên bàng quang. Gây ra triệu chứng đau buốt dọc niệu đạo khi đi tiểu.
3. Viêm âm đạo
Đái buốt, đái rắt cũng là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh viêm âm đạo ở nữ giới. Nguyên nhân do lỗ tiểu nằm ngay ở cơ quan sinh dục. Khi âm đạo bị viêm nhiễm, việc tiểu tiện cũng ảnh hưởng theo. Một số triệu chứng khác: Khí hư ra nhiều, có mùi hôi, vùng kín ngứa rát, sưng đỏ…
4. Viêm đường tiết niệu
Nguyên nhân chính dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn E.Coli gây ra. Là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở bộ phận thuộc đường tiết niệu và dẫn tới nhiều triệu chứng khó chịu. Trong đó có tiểu khó, đái buốt, đái rắt, thậm chí đái ra máu.
5. Viêm tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một tuyến chỉ có ở nam giới. Khi tuyến này bị vi khuẩn tấn công sẽ gây viêm, dẫn tới tình trạng đái buốt, đái rắt. Ngoài ra, người bệnh khi bị viêm tuyến tiền liệt còn gặp phải triệu chứng khác: Đau vùng bụng dưới, đau tinh hoàn, sốt…
6. Bệnh lậu
Lậu là một căn bệnh xã hội nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến. Khi nhiễm lậu, sự xâm nhập của lậu cầu khuẩn vào cơ quan sinh dục sẽ dẫn tới một loạt triệu chứng khó chịu: Đái buốt, đái rắt, đái ra mủ hoặc máu, vùng kín sưng đỏ, chảy máu, đau khi quan hệ tình dục,…
Theo chẩn đoán từ các chuyên gia thì rất có thể bạn V đã mắc chứng bệnh viêm nhiễm phụ khoa nào đó hoặc bệnh liên quan đến đường tiết mà cũng có thể là bệnh lậu. Bạn cần đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác.
Tiểu rắt có nguy hiểm không?
Bị tiểu rắt tiểu són nguy hiểm không? Câu trả lời là Có. Đái rắt là tình trạng rối loạn tiểu tiện khá phổ biến. Mặc dù không trực tiếp nguy hại đến tính mạng con người, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần bệnh nhân…
- Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và cuộc sống
Đái rắt có thể làm gián đoạn “cuộc yêu”, lâu dần khiến tình cảm vợ chồng rạn nứt, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Đi đái rắt ban đêm có thể dẫn tới mất ngủ. Nếu kéo dài sẽ khiến ngày hôm sau mệt mỏi, chất lượng công việc giảm sút.
- Gây xấu hổ, tự ti
Đái rắt không kịp vào nhà vệ sinh có thể dẫn tới tiểu ngoài ý muốn, tạo mùi khó chịu, khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Tình trạng này kéo dài khiến bệnh nhân sống khép kín, lâu dần có thể trầm cảm.
- Tiểu rắt và buốt ảnh hưởng đến sức khỏe
Đái rắt ban đêm khiến huyết áp tăng, đặc biệt ở người già. Tình trạng này diễn ra khá nhanh, trong thời gian ngắn nên người mắc bệnh không kịp phản ứng và thích nghi, dẫn tới hiện tượng căng mạch máu não, khó thở. Dẫn tới biến chứng tai biến, đột quỵ, vỡ mạch máu não.
Vì những hệ lụy trên mà chung tôi khuyên bạn V càng đi khám sớm càng tốt để được chữa đúng bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe mà nhất là khả năng sinh sản.
Bị tiểu rắt phải làm sao?
Hiện nay, y học phát triển, việc điều trị tiểu rắt có mủ không còn khó khăn như trước kia. Y tế phát triển giúp phúc lợi đời sống của người dân tăng cao. Vì vậy, khi gặp phải chứng đái buốt, đái rắt, bệnh nhân hãy nhanh chóng đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám, trị liệu dứt điểm tình trạng bệnh. Kết hợp với việc thay đổi một số thói quen xấu dẫn đến chứng đái rắt:
Tùy thuộc tình trạng bệnh sau khi thăm khám, bác sĩ căn cứ vào đó để quyết định xem mức độ nhẹ hay nặng và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, do bệnh viêm đường tiết niệu gây ra, bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng sinh và một số loại thuốc chuyên dụng thì sẽ cải thiện được triệu chứng. Nếu bệnh nặng, cần có sự can thiệp của phương pháp chuyên sâu như tiểu phẫu, phẫu thuật.
Bệnh nhân nên thay đổi thói quen sinh hoạt: Uống nhiều nước mỗi ngày, không nhịn tiểu quá lâu, hạn chế đồ uống có gas, hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, chất kích thích…
Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Sử dụng các bài thuốc lợi tiểu của dân gian như: Rau má, râu ngô, bông mã đề… Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục.
Trên đây là những thông tin mà các chuyên gia cung cấp liên quan đến tình trạng tiểu rắt, hy vọng đã giúp bạn V cũng như nhiều người giải đáp được thắc mắc. Mọi thông tin cần được tư vấn, hãy gọi tới số: 035 968 5252 để được giải đáp.