phong-kham-nam-hoc-ha-noi
Trang chủ » Bệnh lý phụ khoa » Bệnh cổ tử cung » Bị polyp cổ tử cung & Làm sao để phát hiện chính xác bệnh?

Bị polyp cổ tử cung & Làm sao để phát hiện chính xác bệnh?

Phòng khám đa khoa Hà Nội - 52 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Bạn đọc hỏi:

Chào bác sĩ!

Sau khi sinh con, cháu hay ra khí hư nhiều (thường có màu vàng nhạt), gần đây sau khi quan hệ cháu hay bị ra máu, thỉnh thoảng cũng thấy sợi máu lẫn vào khí hư sau khi đi vệ sinh. Cháu cũng gặp vấn đề khi đi tiểu tiện (tiểu khó, tiểu nhiều lần), thấy đau rát vùng kín. Cháu có tham khảo thông tin trên mạng thì biểu hiện này khá giống với bị polyp cổ tử cung.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia

Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục

Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức

Bệnh này có nguy hiểm không ạ? Làm sao để phát hiện chính xác có thực sự có polyp và hướng điều trị như thế nào? Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.

(Đào Khánh Nguyên – Gia Lâm, Hà Nội)

Polyp cổ tử cung là bệnh gì?

Trả lời:

Khánh Nguyên thân mến!

Trước hết, rất cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc về tình trạng sức khỏe của mình về chuyên mục tư vấn sức khỏe. Về vấn đề mà bạn đang gặp phải, các bác sĩ tại Trung tâm tư vấn sức khoẻ 115 có một số thông tin giải đáp chia sẻ đến bạn như sau:

Polyp cổ tử cung là bệnh gì?

Polyp cổ tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 30 – 50. Đa số được phát hiện khi chị em thực hiện khám phụ khoa định kỳ, bởi triệu chứng của bệnh này không thực sự rõ ràng và đặc trưng.

Polyp cổ tử cung là khối u lành tính được phát triển từ mô đệm trong lòng cổ tử cung. Chúng hình thành từ ống cổ tử cung, có chân hoặc không, được bao phủ bởi lớp niêm mạc biểu mô với kích thước có thể từ vài mm đến vài cm. Chúng thường có màu hồng, có đầu, mềm, rất dễ chảy máu khi chạm vào.

Polyp cổ tử cung thường gặp chủ yếu ở phụ nữ đã trải qua nhiều lần sinh đẻ và thường không có triệu chứng cụ thể. Khối Polyp nhìn chung lành tính, nhưng cũng có một số có thể chuyển sang ung thư (khoảng 1%).

Những nguyên nhân gây ra bệnh polyp cổ tử cung ít người biết

Hiện nay, chưa có nguyên nhân cụ thể gây ra polyp tử cung, nhưng dưới đây là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý này ở chị em:

– 1. Bị viêm phụ khoa tái phát nhiều lần:

Viêm nhiễm tái phát nhiều lần, mãn tính khiến niêm mạc tử cung bị tổn thương khiến quá trình tăng sinh diễn ra nhanh hơn. Dần dần sẽ là yếu tố thuận lợi hình thành nên khối polyp.

Những chị em bị viêm nhiễm tại âm đạo, cổ tử cung và tử cung trong thời gian dài cũng dễ bị polyp cổ tử cung.

– 2. Nội tiết tố estrogen tăng cao:

Thường gặp ở phụ nữ mang thai do nội tiết tố thay đổi đột ngột nhằm bảo vệ và giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh, nhưng cũng khiến nguy cơ bị viêm nhiễm cao hơn người bình thường.

– 3. Bị lạc nội mạc tử cung

Với những chị em bị lạc nội mạc tử cung thì lớp niêm mạc này sẽ nằm trong cổ tử cung và tích tụ theo thời gian thay vì bong tróc và đào thải ra ngoài ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này khiến lớp niêm mạc dày lên, dẫn đến các khối polyp hình thành.

– 4. Nạo phá thai nhiều lần, không an toàn.

– 5. Sử dụng một số thuốc kháng sinh: thuốc huyết áp, thuốc chữa trị ung thư… dẫn đến tăng cân đột ngột hoặc dư thừa cân ở chị em cũng là những yếu tố khiến nguy cơ hình thành khối polyp cao hơn.

– 6. Bị tắc nghẽn mạch máu ở cổ tử cung sẽ làm căng phồng tĩnh mạch, khiến các khối u mềm phát triển nhanh tại niêm mạc cổ tử cung.  

– 7. Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, sinh hoạt không điều độ.

– 8. Đời sống tình dục không lành mạnh, lười vệ sinh vùng kín hoặc thường xuyên thụt rửa quá sâu bên trong âm đạo cũng khiến tăng nguy cơ bị polyp cổ tử cung.

Nhận biết polyp cổ tử cung như thế nào?

Nhận biết polyp cổ tử cung như thế nào?

Như trên đã đề cập, polyp cổ tử cung hình thành từ từ và hầu như không có triệu chứng rõ nét trong giai đoạn đầu. Hầu hết bệnh được phát hiện khi thăm khám định kỳ hoặc khám chữa các bệnh lý phụ khoa khác.

Để phát hiện sớm polyp cổ tử cung, bạn cần chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tiến hành các thăm khám lâm sàng và xét nghiệm chuyên sâu: siêu âm bơm nước lòng tử cung, nội soi tử cung.

* Ngoài ra, nếu cơ thể chị em có những biểu hiện bất thường sau nên thì hãy chủ động đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt:

– Chu kỳ kinh nguyệt không đều (quá ngắn/ quá dài), lượng máu nhiều.

– Khí hư ra nhiều bất thường, có màu vàng, nâu, âm đạo tiết ra nhiều khí hư màu sắc khác thường kèm mùi hôi tanh, vùng kín ngứa ngáy, khó chịu. 

– Đau dữ dội phần bụng, nhất là những ngày hành kinh, khi giao hợp, và có xu hướng tăng dần lên theo mức độ phát triển của khối polyp.

– Tiểu buốt, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít, nhiều trường hợp bị bí tiểu nếu khối polyp phát triển to, nhanh.

– Xuất huyết âm đạo nhẹ, thường gặp ở những phụ nữ bắt đầu bước vào độ tuổi mãn kinh hoặc kết thúc thời kỳ này.

Hiện tại, bạn đang có những triệu chứng gợi ý đến polyp cổ tử cung. Tuy nhiên, để xác định chính xác loại bệnh, tình trạng bệnh, bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế chuyên Sản – Phụ khoa để được thăm khám và điều trị sớm.

Bệnh polyp cổ tử cung nguy hiểm đến mức nào?

Polyp cổ tử cung về cơ bản là một khối u lành tính, nhưng 1% trong số đó có thể chuyển sang ác tính (ung thư). Khối Polyp không được phát hiện và điều trị sớm sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ rất đáng tiếc đến sức khoẻ người bệnh.

Dưới đây là những ghi nhận trong thực tế điều trị polyp cổ tử cung tại một cơ sở y tế chuyên khoa hiện nay trên địa bàn Hà Nội:

 – Polyp tử cung theo thời gian sẽ dần phát triển to ra, chiếm không gian và làm bít tắc cổ tử cung, gây hẹp hoặc bị biến dạng. Điều này gây ra tình trạng chảy máu khi quan hệ, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tình dục.

– Vô sinh – hiếm muộn cũng là hệ luỵ đáng tiếc mà nữ giới gặp phải bởi khi cổ tử cung bị bít tắc, tinh trùng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thâm nhập và tiến sâu hơn vào tử cung thụ thai.

– Sau khi cắt polyp vẫn có thể bị tái phát trở lại nếu tình trạng viêm cổ tử cung mãn tính không được điều trị dứt điểm.

– Polyp cổ tử cung có tỷ lệ chuyển sang ung thư khoảng 1%. Do đó, với những người trên 45 tuổi, đã bị Polyp trước đó thì sau khi tiến hành phẫu thuật, cần tiến hành sinh thiết khối u để kiểm tra, phát hiện các tế bào lạ để thực hiện điều trị kịp thời, ngăn chặn tình trạng bị di căn sang các vị trí lân cận.

– Phụ nữ mang thai khi bị polyp cổ tử cung thường gia tăng nguy cơ bị sảy thai, sinh non do khối u chèn ép sự phát triển của thai nhi.

Phòng tránh nguy cơ mắc phải polyp cổ tử cung

Hướng điều trị polyp cổ tử cung hiện nay

Hiện nay, polyp là một trong những bệnh đã có hướng điều trị ghi nhận nhiều kết quả rất tích cực, mang lại hiệu quả lâu dài cho người bệnh. Điều bạn cần làm là nên thực hiện thăm khám và phát hiện sớm khi khối polyp còn nhỏ.

Thông thường khi polyp còn nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa (Dùng thuốc). Tuy nhiên, với trường hợp cần điều trị ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật cắt polyp và đốt chân polyp bằng điện. 

– Nếu polyp có kích thước nhỏ, các bác sĩ có thể thực hiện xoắn polyp, tiếp tục điều trị bằng kháng sinh nếu polyp bị viêm nhiễm. Nếu polyp là ác tính thì hướng chữa trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của ung thư. 

– Nếu polyp có kích thước lớn, bác sĩ có thể chỉ định cắt polyp và đốt chân polyp bằng điện, giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Phòng tránh nguy cơ mắc phải polyp cổ tử cung

Polyp cổ tử cung có thể hình thành từ rất nhiều nguyên nhân từ trên vừa chia sẻ. Do đó, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nếu có những điều chỉnh phù hợp trong lối sống thường ngày.

Dưới đây là những vấn đề chị em cần lưu ý:

– Chú ý theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, mọi bất thường ko xuất phát từ việc mang thai đều cần được thăm khám và phát hiện nguyên nhân sớm.

– Vệ sinh và giữ vùng kín cẩn thận, đúng cách mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm lây lan vào sâu bên trong cổ tử cung.

– Nếu có dấu hiệu viêm nhiễm, hãy chủ động điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Không áp dụng các bài thuốc dân gian tại nhà khi chưa xác định được chính xác vị trí viêm, loại khuẩn gây bênh,…

– Lựa chọn đồ lót có chất liệu thoáng mát, khô ráo và thấm hút mồ hôi tốt. Cẩn giặt, phơi quần lót hàng ngày dưới ánh nắng mặt trời.

– Có chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, tăng cường ngũ cốc, rau xanh, hoa quả tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày.

– Tình dục lành mạnh, tránh mang thai ngoài ý muốn. Nếu hay bị viêm nhiễm, hãy lựa chọn phương pháp tránh thai khác thai vì đặt vòng tránh thai.

– Tuân thủ liệu trình điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa để giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Với những thông tin chia sẻ vừa rồi, đội ngũ bác sĩ của Trung tâm tư vấn sức khoẻ 115 mong rằng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc liên quan đến polyp cổ tử cung. Mọi hỗ trợ về vấn đề này, bạn đọc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 035 968 5252 hoặc chat với bác sĩ ngay để được giải đáp nhanh chóng.

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ưu thế trên các diện bệnh

BỆNH PHỤ KHOA

Đội ngũ bác sỹ nữ khám chữa bệnh, phòng khám kín đáo, riêng biệt, đảm bảo riêng tư

BỆNH NAM KHOA

Bác sỹ nam khám chữa bệnh kết hợp linh hoạt các phương pháp điều trị, mang lại hiệu quả cao.

BỆNH XÃ HỘI

Phòng khám cam kết, bảo mật thông tin cá nhân, điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp

KẾ HOẠCH HÓA

Phương pháp xâm lấn tối thiểu đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tư vấn chu đáo, tận tâm

THẨM MỸ VÙNG KÍN

Với các phương pháp vá màng trinh, thu nhỏ âm đạo...giúp chị em giữ lửa hạnh phúc.

Copy mã bên dưới để sử dụng. Sau khi copy, hệ thống sẽ chuyển bạn đến trang khuyến mãi dùng được mã này

Đóng [X]