Giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh chóng và có nguy cơ tử vong cao, chỉ đứng sau căn bệnh HIV. Do đó, để giúp bạn chủ động khám bệnh giang mai đúng thời điểm, điều trị đúng phác đồ? thì trang bị kiến thức về dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh có vai trò rất quan trọng, giúp bạn có cơ hội bảo vệ sức khỏe của chính mình và cả những người thân xung quanh.
TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT BỆNH GIANG MAI?
Giang mai là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây nên. Có đến hơn 95% trường hợp mắc giang mai là do có quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh (kể cả bằng miệng hay hậu môn). Những trường hợp mắc bệnh còn lại có thể là do tiếp xúc vết thương hở hay sử dụng chung đồ dùng cá nhân có chứa dịch khuẩn của người bệnh hoặc lây từ mẹ sang con khi mang thai…
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Với con đường truyền nhiễm đa dạng, các bác sỹ còn cho biết đây là căn bệnh không chỉ gây ảnh hưởng tới tâm lý và chất lượng cuộc sống, đời sống tình dục… mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể gây vô sinh – hiếm muộn, thậm chí là tử vong nếu để bệnh kéo dài.
Vì vậy, để khám bệnh giang mai đúng thời điểm, thì mọi người cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về bệnh và nắm bắt được những dấu hiệu, biểu hiện của bệnh ở ngay giai đoạn đầu:
Bệnh giang mai thường phát triển qua 3 giai đoạn chính và 1 giai đoạn tiềm ẩn và mỗi một giai đoạn của bệnh lại có những dấu hiệu khác nhau. Cụ thể là:
+ Giai đoạn đầu: Sau 3 – 90 ngày nhiễm xoắn khuẩn giang mai, người bệnh sẽ thấy xuất hiện một vết loét (vết trợt) nông, bờ nhẵn, có màu hồng nhạt, có hình tròn hoặc hình bầu dục, không gây ngứa và không đau, không chảy mủ. Vết loét này sẽ tự biến mất sau 3- 6 tuần nhưng không phải bệnh tự khỏi mà đang chuyển sang giai đoạn 2.
+ Ở giai đoạn 2: Người bệnh sẽ thấy xuất hiện các ban đỏ hồng ở vùng bụng, ngực… hay lưng hoặc môi, trong khoang miệng… Các nốt ban này không bị bong vảy, ấn vào sẽ biến mất.
+ Giai đoạn tiềm ẩn: Ở giai đoạn này bệnh thường không có triệu chứng mà chỉ được xác định khi có xét nghiệm huyết thanh.
+ Giai đoạn 3: có thể xảy ra khoảng từ 3-15 năm kể từ khi bị nhiễm bệnh. Giai đoạn này giang mai đã phát triển rất mạnh, xâm nhập vào các cơ quan phủ tạng, gây giang mai thần kinh, giang mai tim mạch, củ giang mai dẫn tới tử vong.
Như vậy, nhìn vào các giai đoạn phát triển của bệnh cho thấy, nếu khám bệnh giang mai ở giai đoạn 1 và 2 thì hiệu quả điều trị sẽ rất cao. Tuy nhiên, nếu chần chừ, để bệnh chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn, giai đoạn 3… thì khả năng cao bạn sẽ phải đối diện với rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
KHÁM BỆNH GIANG MAI GỒM CÁC BƯỚC NHƯ THẾ NÀO?
Khi được chỉ định khám bệnh giang mai, bác sĩ thường chẩn đoán dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng, chủ yếu tập trung vào các cơ quan sinh dục, miệng và hậu môn.
Nếu phát hiện bệnh giang mai, bác sĩ sẽ xét nghiệm giang mai bằng cách lấy đi một mẫu mô hoặc dịch từ vết lở để tìm vi khuẩn, bằng cách sử dụng một loại kính hiển vi đặc biệt gọi là kính hiển vi trường tối.
Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu VDRL để xác định nếu có xuất hiện các kháng thể (các chất được sản xuất ra bởi hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn Treponema pallidum) hay không.
Bác sĩ cũng có thể sẽ đề nghị kiểm tra cả người có quan hệ tình dục gần đây với bạn.
Vậy nên, ngay khi có các hành vi nguy cơ bị nhiễm bệnh như: quan hệ tình dục, tiếp xúc qua vết thương hở… Bạn hãy tìm gặp bác sỹ và thực hiện khám bệnh giang mai càng sớm, càng tốt.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH GIANG MAI HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY
Để việc điều trị bệnh giang mai đạt kết quả tốt nhất, các bác sỹ cho biết cần phải căn cứ vào các nguyên nhân, mức độ và tình trạng sức khỏe ở mỗi người để sau khi thăm khám sẽ đưa ra hướng điều trị cụ thể:
Thông thường, khi điều trị bệnh giang mai, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc Tây y chuyên khoa đặc hiệu.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, ở một số trường hợp đặc biệt có thể sẽ được bác sỹ điều trị kết hợp với “Liệu pháp cân bằng miễn dịch”, nhằm tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai từ bên trong cơ thể, kết hợp với gene sinh vật điều tiết chức năng miễn dịch của người bệnh… giúp mang lại hiệu quả điều trị cao, thời gian điều trị ngắn, an toàn, không tác dụng phụ, nhanh chóng hồi phục, hạn chế tái phát.
Lưu ý: Việc điều trị bệnh giang mai khá phức tạp nên trong thời gian điều trị thì người bệnh cần tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hay điều trị bằng bất kỳ phương pháp nào khi chưa có chỉ định của bác sỹ. Việc điều trị sai thuốc, sai cách sẽ khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn, thời gian điều trị kéo dài, gây tốn kém chi phí và khả năng bệnh tái phát cao …
Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi là đơn vị y tế đạt chuẩn phòng khám quốc tế được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động. Phòng khám được đầu tư nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm, phương pháp điều trị tiên tiến mang lại hiệu quả cao, chi phí hợp lý… luôn mang đến những dịch vụ y tế chất lượng cao và làm hài lòng người bệnh khi chăm sóc sức khỏe tại đây.
Mong rằng với những thông tin ở bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về việc khám bệnh giang mai, cũng như sớm nhận biết bệnh và chữa trị bệnh kịp thời. Mọi băn khoăn, vui lòng chat trực tuyến hoặc gọi tới Hotline: 035 968 5252 để được bác sỹ chuyên khoa tư vấn và giải đáp kịp thời.