phong-kham-nam-hoc-ha-noi
Trang chủ » Bệnh lý phụ khoa » Chu kỳ kinh thường xuyên không đều và rối loạn là bị làm sao?

Chu kỳ kinh thường xuyên không đều và rối loạn là bị làm sao?

Phòng khám đa khoa Hà Nội - 52 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Chào bác sĩ, cháu năm nay 17 tuổi, chu kỳ kinh của cháu thường xuyên không đều và rối loạn. Cháu chưa có quan hệ, nhưng lại bị chậm kinh, mấy ngày trước cháu có dấu hiệu đau vùng bụng và lưng. Bác sĩ tư vấn cho cháu sớm biết lý do được không ạ?

rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Chào em,

Một chu kỳ kinh nguyệt ở một phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh bình thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 28 đến 32 ngày. Trong đó, thời gian hành kinh xuất hiện từ ngày thứ nhất đến ngày thứ ba hoặc ngày thứ năm của chu kỳ sau đó chấm dứt hẳn. Còn tình trạng rong kinh thường có dấu hiệu kinh nguyệt kéo dài trên bảy ngày. Tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt có thể dài hoặc ngắn hơn bình thường tùy theo từng người. Kinh nguyệt cũng được coi là yếu tố phản ánh tình trạng sức khỏe của người phụ nữ, điều này đồng nghĩa với việc nếu có rối loạn kinh nguyệt thì rất có thể người phụ nữ đang có vấn đề về sức khỏe.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia

Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục

Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức

Về trường hợp của em, năm nay 17 tuổi, chu kỳ kinh của em thường xuyên không đều và rối loạn. Em chưa có quan hệ, nhưng lại bị chậm kinh. Nếu chưa có quan hệ tình dục, thì nguyên nhân chậm kinh do mang thai có thể được lọai trừ. Một số các nguyên nhân khiến kinh nguyệt rối loạn như căng thẳng suy nghĩ nhiều, rối loạn nội tiết. Hoặc các nguyên nhân do mắc các bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng.. Tình trạng này của em không biết được chu kỳ bị rối loạn như thế nào, vì trong thư em không chia sẻ rõ nên không thể tư vấn cụ thể được. Dấu hiệu đau bụng và đau vùng lưng cũng có thể là sắp có kinh nguyệt em nhé. Khuyên em nên theo dõi thêm nếu tình trạng rối loạn quá nhiều khuyên em nên tới các bệnh viện có chuyên khoa sản để thăm khám và kiểm tra nhé.

Thân mến.

Tuổi dậy thì là lúc cơ thể bạn thay đổi và trở nên giống người lớn hơn. Việc thay đổi bắt đầu sớm nhất là 8 tuổi hoặc muộn nhất là 13 tuổi. Tuổi dậy thì bắt đầu khi não của bạn gửi tín hiệu đến một số bộ phận của cơ thể để bắt đầu phát triển và thay đổi. Những tín hiệu này được gọi là hormone. Hormone là hóa chất kiểm soát các chức năng cơ thể.

Bắt đầu ở tuổi dậy thì, mỗi tháng cơ thể bạn sẽ chuẩn bị cho một kỳ kinh nguyệt. Hormone báo hiệu cho buồng trứng để giải phóng trứng vào mỗi tháng. Sau đó, trứng sẽ di chuyển vào một trong các ống dẫn trứng. Đồng thời, niêm mạc tử cung bắt đầu phát triển và dày lên. Nếu trứng không được thụ tinh bởi tinh trùng từ đàn ông, thì việc mang thai sẽ không xảy ra. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, hoàng thể sẽ bị thoái hóa, nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, các tế bào nội mạc tử cung không được nuôi dưỡng nữa, chúng bị loại bỏ ra khỏi cơ thể cùng với máu kinh nguyệt. Đây được gọi là thời kỳ kinh nguyệt.

Khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, một số cô gái có thể bị chuột rút, đau ở bụng dưới và lưng. Một số khác có thể bị đau đầu, chóng mặt hoặc bị tiêu chảy.

Để giúp giảm bớt chuột rút, bạn có thể thử các cách sau:

– Uống ibuprofen hoặc naproxen natri (trừ trường hợp bạn bị dị ứng với aspirin hoặc bị hen suyễn nặng).

– Tập thể dục.

– Chườm khăn ấm lên bụng hoặc lưng dưới.

Bạn hãy đi khám bác sĩ hoặc nói với cha mẹ nếu gặp các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt sau:

– Bạn 15 tuổi và chưa có kinh nguyệt.

– Chu kỳ của bạn đều đặn mỗi tháng nhưng sau đó ngừng hoạt động.

– Chu kỳ của bạn đến sớm hơn hoặc muộn hơn.

– Chu kỳ của bạn cách nhau 90 ngày (ngay cả khi điều đó chỉ xảy ra một lần).

– Chu kỳ của bạn kéo dài hơn 7 ngày.

– Chu kỳ của bạn quá nặng đến nỗi bạn phải thay miếng lót hoặc băng vệ sinh thường xuyên (nhiều hơn một lần trong 1-2 giờ).

– Bạn bị chuột rút tới mức khiến bạn không thể thực hiện các hoạt động bình thường

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ưu thế trên các diện bệnh

BỆNH PHỤ KHOA

Đội ngũ bác sỹ nữ khám chữa bệnh, phòng khám kín đáo, riêng biệt, đảm bảo riêng tư

BỆNH NAM KHOA

Bác sỹ nam khám chữa bệnh kết hợp linh hoạt các phương pháp điều trị, mang lại hiệu quả cao.

BỆNH XÃ HỘI

Phòng khám cam kết, bảo mật thông tin cá nhân, điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp

KẾ HOẠCH HÓA

Phương pháp xâm lấn tối thiểu đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tư vấn chu đáo, tận tâm

THẨM MỸ VÙNG KÍN

Với các phương pháp vá màng trinh, thu nhỏ âm đạo...giúp chị em giữ lửa hạnh phúc.

Copy mã bên dưới để sử dụng. Sau khi copy, hệ thống sẽ chuyển bạn đến trang khuyến mãi dùng được mã này

Đóng [X]